News Ticker

Menu
Previous
Next

Last post

Y học

Sức khỏe

Thời sự

Tình yêu và giới tính

Dược sĩ tư vấn

Được tạo bởi Blogger.

Recent Posts

Trị ho khan bằng hoa quả

6/14/2014 / No Comments

Nếu uống thuốc trở thành nỗi ám ảnh đối với bạn khi đối mặt với những cơn ho khan, hãy xin sự trợ giúp từ “bà mẹ thiên nhiên”.

Hễ ho là dùng kháng sinh: Cẩn thận ho thêm
Siro ho: Không dễ như bạn tưởng
Vệ sinh hơi thở, tống hết ho đàm
Ho khan
Ho khan có thể xuất phát từ các lý do như: hít phải những mẩu vụn thực phẩm, khói thuốc, khói than, mùi hóa chất hoặc do thay đổi thời tiết; do cúm hay cảm lạnh hoặc có thể là triệu chứng của bệnh hen phế quản, trào ngược dạ dày, thực quản, suy tim…
Để trị ho khan bạn có thể dùng quả trám hoặc quả lê để thay thế thuốc Tây y.
Trám
Trám dùng làm thuốc thường là trám trắng. Theo Đông y, trám có vị ngọt chát, nhập vào kinh phế và kinh vị có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phổi thông hô hấp, tiêu đờm, tiêu ứ, có thể chữa các bệnh sưng họng, nhiệt ở phổi dẫn đến ho khan, ứ trệ khó tiêu, trúng độc do ăn cá, rùa. Đông y thường dùng trám làm thuốc chữa ho, lợi phổi.
Với ho khan, rát cổ, khản tiếng bạn cần chuẩn bị 5 quả trám, 5gr trà xanh, 20gr mật ong. Đập giập trám, cho vào nồi đất đun 15 phút rồi rót vào cốc đã có sẵn trà xanh, mật ong, hãm 10-15 phút rồi uống.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng trám để trị ho khản cổ bằng cách: Lấy trám tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống. Bài thuốc này có tác dụng tư âm, giáng hỏa, lợi yết hầu, thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.
Quả lê được Đông y coi là vị thuốc rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên như viêm họng, ho, khản tiếng… Vì lê tính mát, vị hơi chua, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận tràng, sinh tân dịch, dưỡng huyết.
Bạn có thể áp dụng các bài thuốc từ loại quả này để trị ho khan:
Nước lê + ngó sen: Chuẩn bị 500gr lê, gọt vỏ bỏ hạt, vắt lấy nước; 500gr ngó sen, bỏ đốt, lọc vỏ, thái vụn vắt lấy nước. Trộn 2 thứ với nhau, uống thay nước.
Lê + hoa hồng + ngân nhĩ: Lê 2 quả, hoa hồng bạch 3 bông, ngân nhĩ 50gr, bối mẫu 5gr, đường phèn 100g. Lê thái miếng, hoa hồng rửa sạch, ngân nhĩ ngâm mềm, bối mẫu ngâm giấm. Trộn nước nấu lê, ngân nhĩ, bối mẫu với đường phèn trong 1/2 giờ. Sau đó cho hoa hồng nấu thêm chút nữa rồi uống.
Lê + đường phèn: Cắt ngang phần núm, khoét bỏ lõi hột lê; cho mật ong hoặc đường phèn vào rồi chưng cách thủy chín, ăn cái uống nước.
Lê + xuyên bối: Lê gọt vỏ bỏ hạt, cắt núm, khoét bỏ lõi, cho 10gr, bột xuyên bối mẫu, đường phèn 30gr cho vào trong lê. Hấp ăn trong 1-2 lần sáng tối.
Quất: Để trị ho khan, ho gió, bạn dùng 10gr quất chín, 10gr hoa hồng bạch, 10g hạt chanh, rửa sạch, cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn, đem hấp cơm 20 phút, lấy ra nghiền nát, chắt lấy nước để uống.
Các loại lá: Dùng 20gr rau má; lá chanh, lá tre mỗi vị 12 g; vỏ rễ dâu (sao mật) 16gr; quả dành dành (sao vàng), cam thảo dây mỗi vị 8gr. Đổ 500ml nước, sắc lấy 200ml; người lớn chia ra uống 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống từ 3-5 lần. Bài thuốc này dùng để trị ho khan kéo dài, không đờm, họng khô, đau hoặc có ra máu, người háo nóng, mệt mỏi (thường là ho không rõ nguyên nhân, hay gặp ở người gầy).

Trẻ không nên ăn quá nhiều váng sữa

/ No Comments
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên việc sử dụng thường xuyên váng sữa sẽ khiến bé đầy bụng, khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy.
Váng sữa được nhiều phụ huynh tìm đến như là biện pháp cứu cánh khi thấy trẻ chậm tăng cân, chiều cao. Nhiều mẹ thậm chí cho bé ăn váng sữa mỗi ngày 2 hộp.

Các chuyên gia nhấn mạnh, váng sữa chỉ nên được dùng làm món ăn vặt không thường xuyên bởi sản phẩm không cung cấp đủ vi chất cần thiết cho trẻ như các món ăn chính. Là chế phẩm từ sữa, váng sữa cung cấp năng lượng cao nhưng thành phần dinh dưỡng lại không cân bằng. Theo PGS-TS Phạm Văn Hoan, viện Nghiên cứu Y - Xã hội học (ISMS), hàm lượng chất béo có trong một hộp váng sữa chiếm 70%, thậm chí đến 90%, còn các dưỡng chất khác trong váng sữa như chất đạm, các vitamin và khoáng chất đều rất thấp. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, sử dụng thường xuyên váng sữa còn khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy. Hơn nữa, lạm dụng váng sữa dễ dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ.
Trẻ béo phì dễ bị tâm lý mặc cảm.
 Việc thừa cân có thể dẫn tới những bất lợi nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ. Theo đó, trẻ béo phì dễ bị mặc cảm tâm lý vì ngoại hình. Bên cạnh đó, bé dễ mắc phải các bệnh lý liên quan đến béo phì khi trưởng thành như cholesterol cao, mỡ máu cao, tiểu đường, loãng xương, biến dạng chi dưới và các bệnh tim mạch...



Dù tăng cân là điều quan trọng đối với trẻ nhỏ, nhưng việc lạm dụng những sản phẩm giàu chất béo để thúc đẩy quá trình này không phải là cách làm phù hợp. Thay vào đó, phụ huynh nên chú trọng hơn vào kế hoạch xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ với tỷ lệ đạm: béo: đường phù hợp để trẻ có thể tăng cân khỏe mạnh. Mẹ nên tham khảo khuyến nghị khẩu phần ăn do viện nghiên cứu ISMS đề xuất, để có những điều chỉnh hợp lý cho bữa ăn của trẻ.



Đặc biệt, ngoài cân nặng, mẹ cũng cần dành sự quan tâm đặc biệt đến việc phát triển chiều cao của trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung vitamin K2, loại vitamin giúp trẻ hấp thu canxi dễ dàng. Nếu được bổ sung vitamin K2 cùng lúc với canxi thì tỷ lệ canxi sẽ được hấp thu vào xương cao hơn, giúp trẻ trong việc phát triển chiều cao. Hiện nay, phô mai tươi được nhiều mẹ biết đến như một bữa ăn phụ cân bằng về các thành phần dinh dưỡng; bổ sung hàm lượng canxi cao cùng vitamin K2 giúp hấp thu canxi hiệu quả, cho trẻ phát triển cân đối.

Phương Thảo

Cách dùng hoạt chất paracetamol đúng cách

/ No Comments
Khi dùng paracetamol để điều trị, người bệnh nên dùng sớm khi cơn đau mới bắt đầu

Paracetamol là hoạt chất được xếp bậc đầu tiên trong thang giảm đau của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO). Đây là hoạt chất giúp giảm đau - hạ sốt có ít tác dụng phụ và ít tương tác với các thuốc khác. Theo khuyến cáo của WHO, paracetamol dùng được cho người cao huyết áp và người lớn tuổi; người có vấn đề tim mạch; phụ nữ có thai và cho con bú; không gây buồn ngủ; không hại dạ dày, dùng được ngay cả khi bụng đói.

Khi bắt đầu bị đau ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như đau đầu, đau răng, đau nhức mình mẩy, đau cơ xương khớp, đau bụng kinh… bạn nên uống viên giảm đau có thành phần paracetamol. Đối với tác dụng hạ sốt: khi nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C, sử dụng thuốc có hoạt chất này giúp người bệnh hạ sốt dần, trở về nhiệt độ bình thường (36,5 độ C - 37,5 độ C ).


Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, người bệnh nên dùng paracetamol sớm khi cơn đau mới bắt đầu vì việc chịu đựng những cơn đau làm cho người bệnh khó chịu, trở nên cáu gắt, giảm chất lượng công việc và chất lượng sống thì nên dùng sớm ngay từ khi bắt đầu có biểu hiện đau. Với chỉ định điều trị sốt thì nên bắt đầu dùng paracetamol khi thân nhiệt trên 38 độ C.

Người dùng chỉ nên chọn nhãn hiệu thuốc có uy tín và được nhiều người tin dùng: vì thông thường sản phẩm của các hãng dược lớn có chất lượng ổn định và quy cách đóng gói bao bì đạt chuẩn giúp cho việc bảo quản và đảm bảo chất lượng viên thuốc tốt hơn. Bên cạnh đó, cần lưu ý hạn sử dụng khi dùng.

Bạn cũng cần lưu ý dùng theo đúng liều lượng, chỉ định: trong thời gian 24 giờ, liều dùng tối đa 60mg/kg cân nặng, liều tối đa hằng ngày không quá 4.000mg. Bệnh nhân đang bị các bệnh về gan hay thận nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc này. Khi sử dụng, bệnh nhân nên thận trọng với các loại thuốc khác cùng có chung thành phần paracetamol, nhằm tránh nguy cơ dẫn đến tình trạng quá liều.

Trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống thuốc, không được uống các chất kích thích như bia, rượu, trà...
Phương Thảo

Nhật triệu đại sứ Trung Quốc phản đối vụ áp sát máy bay

/ No Comments
Bộ Ngoại giao Nhật Bản hôm nay triệu đại sứ Trung Quốc để phản đối việc máy bay chiến đấu của Bắc Kinh áp sát máy bay trinh sát của Tokyo trên vùng biển mà hai nước có tranh chấp.
Một trong hai chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc áp sát máy bay trinh sát của Nhật trên biển Hoa Đông hôm qua. Ảnh: AFP/Defence Ministry via Jiji Press
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Akitaka Saiki cho triệu đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa tới trụ sở bộ sau vụ hai chiếc chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc áp sát máy bay trinh sát của Nhật trên biển Hoa Đông. Ông Saiki đồng thời hối thúc Bắc Kinh thiết lập một hệ thống liên lạc hàng hải với Tokyo.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga nhận định vụ áp sát là "một hành động vô cùng đáng tiếc và không thể dung thứ". "Chính phủ sẽ tiếp tục hối thúc Trung Quốc ngăn chặn sự việc tương tự và tự kiềm chế. Nhật Bản sẽ tìm kiếm sự hợp tác từ các quốc gia liên quan", AFP dẫn lời ông Suga nhấn mạnh.

Đây là lần thứ hai trong chưa đầy một tháng Nhật tố Trung Quốc về hành động tương tự. Hôm 24/5, cũng trên biển Hoa Đông, hai chiến đấu cơ Trung Quốc bay sát máy bay của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF).

Vụ việc hôm qua xảy ra trong lúc Nhật Bản và Australia tham gia vòng đàm phán lần thứ 5 giữa lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Quốc phòng hai nước tại Tokyo. Cuộc gặp là một phần trong nỗ lực tăng cường liên minh quân sự và chính trị ở châu Á - Thái Bình Dương, khi các quốc gia trong khu vực đều lo ngại trước các hành động ngày một mạnh mẽ của Trung Quốc để đòi hỏi các tuyên bố tranh chấp chủ quyền.

Trung Quốc và Nhật Bản có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Máy bay chiến đấu của Nhật Bản đã đối đầu với máy bay Trung Quốc 415 lần tại đây trong vòng một năm qua.

Mối quan hệ giữa hai nước này trở nên đặc biệt căng thẳng sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thiết lập vùng ADIZ trên biển Hoa Đông, trùm lên một số đảo tranh chấp với Tokyo hồi cuối năm ngoái. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều lên tiếng phản đối, không công nhận vùng nhận dạng này, đồng thời điều phi cơ bay qua khu vực trên mà không thông báo với Trung Quốc.

Thùy Linh

World Cup - ngành công nghiệp tỷ USD

/ No Comments
Giải bóng chuẩn bị khởi tranh tại Brazil có thể mang về cho FIFA 4 tỷ USD, cao hơn 66% so với kỳ World Cup cách đây 4 năm.
World Cup mang lại doanh thu hàng tỷ USD cho FIFA.
Trận khai mạc World Cup 2014 sẽ bắt đầu tại Brazil vào lúc 3h ngày 13/6 (giờ Việt Nam, tức 17h ngày 12/6 giờ địa phương). Trước giờ bóng lăn, các chuyên gia ước tính giải đấu năm nay sẽ mang về doanh thu 4 tỷ USD cho Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), tăng 66% so với World Cup 2010 diễn ra tại Nam Phi và một nửa trong số này (2 tỷ USD) là lợi nhuận.

Phần lớn số tiền kiếm được nhờ bán bản quyền phát sóng trên truyền hình (1,7 tỷ USD) và chiến dịch marketing (1,35 tỷ USD) từ các đối tác như Adidas, Sony, Visa, Hyundai và Coca-Cola. Những công ty này không ngại tung cả núi tiền vào World Cup vì sức ảnh hưởng quá lớn trên thế giới. Đây cũng là sự kiện có doanh thu lớn nhất trong số các giải đấu thể thao toàn cầu.


Theo khảo sát của FIFA, có 909 triệu người xem TV toàn cầu bật máy thu hình lên xem tối thiểu một phút tại trận chung kết (giữa tuyển Tây Ban Nha với Hà Lan) diễn ở World Cup 2010. Có gần 620 triệu người xem hơn 20 phút liên tục trận này. Tính cả giải đã có trên 3,2 tỷ người theo dõi ít nhất một phút khi các trận đấu diễn ra.

World Cup 2010 cũng là sự kiện thể thao thu hút nhiều người xem nhất tại Mỹ. Kênh thể thao giải trí nổi tiếng ESPN (Mỹ) công bố sau khi sự kiện kết thúc, hãng này có 3,26 triệu lượt người xem và phủ sóng tới 2,29 triệu hộ gia đình trên khắp nước Mỹ, tăng 31% so với kỳ World Cup 2006. Tính riêng trận chung kết, ESPN đã thu hút hơn 15,6 triệu lượt khán giả

FIFA thu được khoản tiền lớn từ World Cup nhưng cũng phải chi không hề ít để vận hành giải đấu. Tại Brazil năm nay, Liên đoàn trả khoảng 576 triệu USD cho các đơn vị thành viên, cho đội bóng có tham gia thi đấu và cả những chương trình bảo đảm an ninh, cao hơn 37% so với chi phí của 4 năm trước.

Đội vô địch năm nay sẽ được thưởng 35 triệu USD, còn 16 tuyển vào vòng trong hưởng 8 triệu USD mỗi đội. Trong suốt một tháng diễn ra sự kiện lần này, mỗi cầu thủ một ngày tiêu tốn trung bình 2.800 USD tại Brazil.

Công việc kinh doanh World Cup bắt đầu phất lên từ kỳ 1990, khi bản quyền phát sóng tăng đột biến. Kể từ mùa thi đấu năm 1998 (tổ chức tại Pháp), tổng doanh thu từ World Cup của FIFA đã tăng 11 lần. Thành công tài chính của sự kiện thể thao này là điểm sáng trong tăng trưởng của ngành thể thao. Ngân sách niên khóa 2015-2018 của FIFA là 4,9 tỷ USD, trong đó có 2,15 tỷ USD dành cho World Cup 2018 diễn ra tại Nga. Thực tế, có tới 3,8 tỷ USD trong số tiền tổng được đầu tư trực tiếp cho bóng đá.

Khánh Linh

Trung Quốc muốn các nước quen với 'uy quyền' của mình

/ No Comments



Với những hành động đang diễn ra ở Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc muốn thay đổi hiện trạng và ép buộc các nước liên quan làm quen với thứ quyền lực mà họ phô ra, các chuyên gia quân sự quốc tế nhận định.

Tàu Trung Quốc hung hăng phun vòi rồng tấn công tàu Việt Nam ở gần khu vực giàn khoan dầu trái phép. Ảnh: Nguyễn Đông.
Trao đổi với VnExpress, Craig Martin, chuyên gia về an ninh quốc tế tại Đại học Washburn, Mỹ, cho rằng việc Trung Quốc khăng khăng duy trì giàn khoan tại Hoàng Sa hơn một tháng nay cho thấy nước này có vẻ như đang cố gắng thay đổi hiện trạng khu vực.

"Bằng cách triển khai những giàn khoan như vậy, họ dường như đang nghĩ rằng có thể thay đổi thực tế, nhằm đưa những yêu sách với những vùng nước này và những nguồn tài nguyên bên dưới", ông Martin nói.

Từ khi đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 tại vùng thềm lục địa của Việt Nam đầu tháng 5 đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn tàu cùng máy bay, kể cả tàu quân sự. Khi bị Việt Nam yêu cầu rút giàn khoan và tàu thuyền về nước, Trung Quốc lại ngang nhiên nói họ đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của họ, hòng biến vùng biển của Việt Nam thành của Trung Quốc.

Tại Trường Sa, Trung Quốc bị nghi ngờ đang tiến hành đào đắp, thay đổi cấu tạo của hàng loạt bãi đá Gạc Ma, Châu Viên, Gaven và Chữ Thập. Manila cho hay Trung Quốc đang triển khai tàu đến gần hai bãi đá ngầm Gaven và Châu Viên. Tháng trước, Bộ Ngoại giao Philippines công bố những bức ảnh cho thấy Trung Quốc dường như đang xây dựng đường băng tại đảo Gạc Ma.

Cựu cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez đánh giá Trung Quốc có đủ khả năng để xây dựng một đảo nhân tạo với căn cứ quân sự rộng lớn ở bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

"Trung Quốc đang củng cố sự hiện diện của mình ở Biển Đông", Rory Medcalf, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện nghiên cứu cấp cao Lowy của Australia, khẳng định với VnExpress khi được hỏi về hàng loạt hoạt động nói trên của Trung Quốc. "Trung Quốc muốn các nước khác trở nên quen với việc chấp nhận uy quyền của họ" trên Biển Đông, gồm cả hải và không phận.

Tờ South China Morning Post tuần này dẫn lời một học giả và một chuyên gia quân sự cho biết căn cứ trên đá Chữ Thập có thể bao gồm một đường băng, hải cảng và kho chưa nhu yếu phẩm quân sự. Một thượng tá về hưu của Trung Quốc nhận định rằng một đường băng quân sự ở Trường Sa có thể là bước chuẩn bị cho việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông sau này.

Cuối năm ngoái, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông, trong đó bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản. Theo đó, các máy bay khi bay vào khu vực này sẽ phải thông báo kế hoạch bay với Bắc Kinh hoặc sẽ phải đối mặt với "những biện pháp phòng vệ khẩn cấp" từ Trung Quốc. Động thái này bị Nhật, Hàn Quốc và Mỹ phản đối dữ dội.

Việc Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông làm các nước dấy lên lo ngại nước này sẽ làm điều tương tự ở Biển Đông.

"Hiện chưa rõ sắp tới Trung Quốc có tuyên bố ADIZ ở Biển Đông hay không, nhất là khi Trung Quốc chưa thể thực thi đầy đủ ở Hoa Đông, và trong khi lực lượng của họ chưa hoạt động toàn diện ở Biển Đông", ông Medcalf đánh giá.

Với lợi ích trong tự do hàng hải và hàng không ở khu vực quan trọng về giao thương toàn cầu này, Mỹ sẽ ngăn cản bất cứ nỗ lực nào của Trung Quốc nếu Bắc Kinh muốn thiết lập vùng phòng không ở Biển Đông, chuyên gia Martin của Đại học Washburn dự đoán.

"Khi mỗi nước có hành động đơn phương để hiện thực hóa yêu sách của mình hoặc để chiếm hữu những thực thể tranh chấp, căng thẳng chắc chắn sẽ gia tăng", Martin nói. "Điều đó kéo theo nguy cơ leo thang và tính toán sai lầm, có thể gây xung đột".

Điều cần làm, theo các chuyên gia cũng như quan chức, là các bên cần kiềm chế và xuống thang, tìm giải pháp ngoại giao. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Thái bình dương Daniel Russel trong một cuộc họp mới đây ở Myanmar cũng phát biểu rằng Trung Quốc nên rút giàn khoan khỏi Hoàng Sa, tàu bè của các bên cũng nên được điều ra khỏi khu vực để tạo không gian cần thiết cho tiến trình ngoại giao.

Trước đó, Russel từng phát biểu rằng nền kinh tế toàn cầu và khu vực rất quan trọng và quá mong manh để có thể chống đỡ với một cuộc khủng hoảng leo thang thành xung đột.

Chuyên gia Martin cảnh báo: "Mỗi quốc gia cần nhìn lại xem Thế chiến thứ nhất đã bùng nổ như thế nào, để thấy rằng căng thẳng có thể dễ dàng bị vượt quá tầm kiểm soát và dẫn tới xung đột trên diện rộng".
Hoạt động cải tạo đất phi pháp của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: Inquirer
Việt Anh